Bối cảnh Biểu tình Ô Khảm

Làng Ô Khảm thuộc nhai đạo Đông Hải, thành phố cấp huyện Lục Phong, thành phố cấp địa khu Sán Vĩ của tỉnh Quảng Đông, khoảng 5 km về phía Nam (22 ° 53'N 115 ° 40'E) của khu đô thị của trung tâm Lục Phong. Làng gần bờ biển của Cảng Ô Khảm (乌坎港), là một phần của Vịnh Kiệt Thạch (碣石湾) thuộc vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Làng đã được danh hiệu trong nhiều năm như là một mô hình "khu phố văn hóa", hòa hợp và thịnh vượng.[10] Dân số Ô Khảm khoảng 12.000 người (có nguồn ghi là 20.000), phần đông là nông dân và người sống bằng nghề đánh cá.

Kể từ khi bãi bỏ thuế nông nghiệp năm 2006, lãnh đạo các địa phương đã ngày càng giàu thông qua việc bán đất (hay bán quyền sử dụng đất) mà theo luật, đất đai thuộc quyền "sở hữu toàn dân" và do nhà nước quản lý.[12][17] Mâu thuẫn giữa nông dân và các quan chức địa phương đã tăng khắp Trung Quốc, bởi vì các vụ thu hồi quyền sử dụng đất (hoặc "cưỡng chế đất đai").[17] Từ năm 1990 đến nay, hơn 43% nông dân Trung Quốc từng bị chính quyền trưng thu đất đai[7] và ước tính 60% đến 70% thu nhập của chính quyền địa phương đến từ bán đất của nông dân, quan chức địa phương và các nhóm lợi ích trả cho nông dân một số tiền tối thiểu và sau đó được các nhà đầu cơ địa ốc trả gấp 50 lần, trở thành người hưởng lợi chính.[12]

Khoảng chừng hơn 90.000 rối loạn dân sự ở Trung Quốc mỗi năm,[18] và ước tính 180.000 cuộc biểu tình hàng loạt xảy ra trong nước trong năm 2010,[19] phản ứng và cáo buộc các vụ tham nhũng của các nhóm lợi ích hoặc thu hồi đất bất hợp pháp. Quỹ Jamestown (Jamestown Foundation) cung cấp một lời giải thích vĩ mô cho sự gia tăng các cuộc xung đột: các quan chức địa phương, bị kẹt giữa sự thiếu hụt ngân sách của chính quyền địa phương do các biện pháp của chính quyền trung ương để làm nguội thị trường bất động sản quá nóng và sự đánh giá thành tích cá nhân của họ dựa trên đóng góp của địa phương vào tăng trưởng GDP, đã phải dùng biện pháp bòn rút để bồi thường càng ít càng tốt (tối thiểu) cho nông dân.[20]

Đất nông nghiệp trong thành phố Lục Phong đã dần dần nhường chỗ cho phát triển đô thị hóa. Dự án trong những năm gần đây bao gồm một tòa nhà mới, nguy nga của chính phủ và các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng xa hoa bao gồm những cửa hàng và 60 biệt thự sang trọng. "Golden Sands" là một câu lạc bộ đêm và là một điểm thu hút mới nhằm thu hút du khách giàu có.[17] Năm 2011, dân làng cáo buộc các quan chức địa phương đã thu hồi hàng trăm héc ta đất hợp tác xã và "bán bí mật" cho các công ty xây dựng và phát triển bất động sản.[10] Theo một phân tích trên báo The New York Times, các ủy ban nhân dân của Trung Quốc được dân làng tự bầu, và do đó, về mặt lý thuyết và theo luật định, ủy ban là đại diện và quản trị của dân. Tuy nhiên, hầu hết cư dân chỉ đi bầu một cách thụ động, không quen với các chức năng của hệ thống quản trị và không biết các quyền của họ. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, việc bán đất tập thể đòi hỏi phải có sự chấp thuận của người dân và số tiền thu được phải được chia sẻ. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt thiếu minh bạch và trong thực tế, hầu hết các quyết định được thực hiện nội bộ bởi các ủy ban nhân dân, với sự cho phép của các cấp chính quyền và đảng ủy địa phương. Có những cáo buộc tham nhũng và lạm quyền, 5 trong số 9 thành viên của ủy ban làng Ô Khảm đã cầm quyền kể từ khi bắt đầu tạo ra các hệ thống bầu cử ủy ban từ thời Đặng Tiểu Bình, như bí thư Đảng ủy Tiết Xương (薛昌) đã tại vị ở vị trí này từ năm 1970.[21]

Tố cáo

Cư dân ở một số làng gần Ô Khảm cáo buộc rằng các quan chức làng đã tịch thu đất nông nghiệp của họ và bán cho các công ty xây dựng và phát triển bất động sản [10][22] Do đó, sinh kế của nhiều người bị đe dọa: Nhiều người đã phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng như là không có đất để trồng trọt, và cần phải mua thực phẩm với mức thu nhập ít ỏi [10]. Dân làng nói rằng họ không biết gì về chuyện mua bán này, cho đến khi các công ty bắt đầu công trình xây dựng, và cáo buộc rằng quan chức địa phương thuộc đảng Cộng sản đã hưởng lợi từ việc bán đất hợp tác xã 1 tỷ Nhân dân tệ (156 triệu đô-la)[1] Người dân khẳng định rằng 400 ha đất nông nghiệp đã bị chiếm đoạt mà không có bồi thường từ năm 1998 [23]. Họ đã kiến nghị lên các cấp độ khác nhau của chính phủ trong vô vọng trong nhiều năm qua, cáo buộc các cán bộ địa phương đã bỏ túi hơn 700 triệu Nhân dân tệ "($ 110 triệu) tiền bồi thường cho họ kể từ năm 2006, còn quan chức địa phương lại đổ lỗi cho "những kẻ gây rối" đã tác động dân làng "không đúng sự thật" [10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Ô Khảm http://www.theage.com.au/world/wave-of-riots-over-... http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/689681/... http://www.bangkokpost.com/news/asia/279492/chines... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/news/ng%C3%A0y http://edition.cnn.com/2011/12/21/world/asia/china... http://www.forbes.com/feeds/ap/2011/09/25/general-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/23/w... http://www.ft.com/cms/s/0/e27b2c34-e5ab-11e0-8e99-... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0c7046d6-5560-11e1-...